KHU VỰC LÂN CẬN BỔ TRỢ NGUỒN CUNG RẤT LỚN CHO VÙNG TP.HCM

KHU VỰC LÂN CẬN BỔ TRỢ NGUỒN CUNG RẤT LỚN CHO VÙNG TP.HCM

Sáng ngày 5/12, Tạp chí đầu tư Bất động sản Cafeland đã tổ chức hội thảo “Cơ hội đầu tư bất động sản vùng lân cận TP.HCM năm 2020” tìm lời giải cho câu hỏi: Đâu là cơ hội đầu tư, rủi ro đối với bất động sản các vùng lân cận TP.HCM trong năm 2020 cũng như những năm sắp tới?

Hội thảo quy tụ các chuyên gia kinh tế, tài chính, bất động sản đầu ngành và đại diện các doanh nghiệp gồm:

- Ông Đặng Huy Đông - Viện trưởng Nghiên cứu quy hoạch và Phát triển, Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- TS. Võ Trí Thành - Nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương

- Ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng Biên tập Tạp chí Nhà Đầu tư

- TS. Sử Ngọc Khương - Chuyên gia đầu tư bất động sản

- Ông Phạm Lâm - CEO DKRA Vietnam

- Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - Phó Giám đốc, Trưởng bộ phận tiếp thị dự án nhà ở CBRE

Tiềm năng và cơ hội rộng mở

Thị trường Bất động sản (BĐS) năm 2019 ghi nhận thanh khoản tại TP.HCM sụt giảm, trong khi đó giao dịch nhiều khu vực lân cận như Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Bình Dương, Đồng Nai,… vẫn diễn ra khá sôi động. Nhiều chủ đầu tư lớn bắt đầu triển khai nhiều dự án lớn, hứa hẹn hình thành những khu đô thị mới đẳng cấp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Nhìn từ góc độ vĩ mô, TS. Võ Trí Thành - Nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương cho rằng Việt Nam đang có nhiều thay đổi đáng kể và bắt đầu phát triển đô thị xanh bên cạnh đô thị thông minh. Tầng lớp trung lưu, cách sống và lối sống đang biến chuyển. Ông cũng lưu ý 6 yếu tố liên quan đến BĐS mà toàn thị trường cần quan tâm trong trung, dài hạn gồm: Pháp lý; tốc độ đô thị hóa; quá trình triển khai hạ tầng; quyền sở hữu, chuyển nhượng đất đai; chính sách tiền tệ, dòng tín dụng BĐS và lòng tin của khách hàng.

Ông Đặng Huy Đông - Viện trưởng Nghiên cứu quy hoạch và Phát triển, Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư mang đến góc nhìn tích cực từ sự phát triển của các thành phố sân bay. Nếu như ở thế kỷ 20, sân bay được coi là trung tâm vận tải thì hiện nay, sân bay chính là chìa khóa để phát triển kinh tế, giúp kết nối toàn cầu tốc độ cao. Kết nối hàng không chính là lợi thế cho doanh nghiệp và đô thị phát triển.

Bám sát chủ đề hội thảo, TS. Sử Ngọc Khương - Chuyên gia đầu tư bất động sản cho biết tốc độ đô thị hóa tại TP.HCM hiện nay rất cao. Bắt đầu từ những năm 90, quy hoạch đã phát triển hướng từ phía Nam rồi lan sang phía Đông, tiếp đến là khu vực phía Bắc. Các địa phương lân cận TP.HCM như Bình Dương, Long An, Đồng Nai là những cái tên nổi bật. Nhiều nhà đầu tư có tầm nhìn rất dài hạn đã hình dung trước tiến trình tốc độ hóa đô thị và sở hữu quỹ đất lên đến hàng trăm hécta tại các thị trường vùng ven. Đối với nhà đầu tư cá nhân, đây là cơ hội để có được biên lợi nhuận tốt.

Cùng quan điểm, ông Phạm Lâm - CEO DKRA Vietnam cho rằng, xu hướng nhà đầu tư dịch chuyển về vùng lân cận Sài Gòn để tìm kiếm cơ hội đã hình thành rõ nét trong những năm qua. Người mua hiện nay không quan tâm xa bao nhiêu km mà quan tâm từ nhà đến chỗ làm hết bao nhiêu phút. Các khu đô thị quy mô lớn ở các khu vệ tinh xung quanh TP.HCM đang giải quyết được bài toán này dựa trên hạ tầng giao thông kết nối.

Hạ tầng - Yếu tố quan trọng kết nối TP.HCM & khu vực lân cận

Theo ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - Phó Giám đốc, Trưởng bộ phận tiếp thị dự án nhà ở CBRE, thị trường khu vực vùng ven có nhiều sản phẩm giao dịch rất sôi động, nhất là trong bối cảnh thị trường TP.HCM đang gặp nhiều khó khăn về nguồn cung, khan hiếm sản phẩm.

Tổng thể hơn, ông Phạm Lâm - CEO DKRA Vietnam cho biết thị trường 2019 sụt giảm nguồn cung so với 2018 do rà soát thủ tục đất đai. Điều này diễn ra trên toàn quốc chứ không riêng ở TP.HCM. Hiện nay, nguồn cung đang có dấu hiệu tăng trở lại với tín hiệu lạc quan. Chẳng hạn như việc TP.HCM công bố danh sách dự án được chấp thuận chủ trương và đưa ra thị trường vừa qua cho thấy sự nỗ lực rất lớn của cơ quan quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, rất khó để đưa ra thời điểm cụ thể thị trường hồi phục nguồn cung. Nhìn chung, các khu vực lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu đang bổ trợ nguồn cung rất lớn cho thị trường vùng TP.HCM.

Trước câu hỏi “Từ các câu chuyện phát triển hạ tầng, tiến trình đô thị hóa, dự án sân bay Long Thành,… yếu tố nào quan trọng nhất để phát triển BĐS TP.HCM?”, ông Phạm Lâm tin rằng quy hoạch là cực kỳ quan trọng. Tất cả thị trường muốn phát triển đều xoay quanh hạ tầng. Hạ tầng thông suốt, liền mạch sẽ giúp giải quyết vấn đề nhà ở tại TP.HCM qua giải pháp là những khu đô thị vệ tinh lân cận TP.HCM.

“Quy hoạch phát triển hạ tầng kết nối và môi trường sống là hai yếu tố cực kì quan trọng tác động đến quyết định mua nhà của người dân, thúc đẩy thị trường BĐS lân cận TP.HCM ngày càng phát triển thuận lợi”, ông Phạm Lâm nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, TS. Sử Ngọc Khương - Chuyên gia đầu tư bất động sản cũng lưu ý, mặc dù hạ tầng là đòn bẩy gia tăng giá trị bất động sản song nhà đầu tư cần phải cẩn trọng để không gặp rủi ro. Bởi giá trị bất động sản, bên cạnh hạ tầng kỹ thuật còn phải cần có sự phát triển của hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, hạ tầng kinh tế… để thu hút người dân về sinh sống.

IMG2938.JPG
Toàn cảnh hội thảo “Cơ hội đầu tư bất động sản vùng lân cận TP.HCM năm 2020” do Tạp chí đầu tư Bất động sản Cafeland tổ chức sáng ngày 5/12 tại KS InterContinental (TP.HCM)
IMG2915.JPG
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng Biên tập Tạp chí Nhà Đầu tư phát biểu khai mạc hội thảo
IMG2930.JPG
Hội thảo tập trung các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, bất động sản và đại diện các doanh nghiệp
IMG2947.JPG
TS. Võ Trí Thành - Nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương trình bày bức tranh kinh tế vĩ mô và những tác động đến thị trường bất động sản Việt Nam
IMG3031.JPG
Ông Đặng Huy Đông - Viện trưởng Nghiên cứu quy hoạch và Phát triển, Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh sự phát triển của thành phố sân bay. Các sân bay khi được kết nối tốt nhất sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh khổng lồ
IMG3067.JPG
TS. Sử Ngọc Khương - Chuyên gia đầu tư bất động sản cho biết, hiện nay tốc độ hoá tại TP.HCM rất cao. Bắt đầu tư những năm 90, quy hoạch tại thành phố đã phát triển theo hướng phía Nam rồi lan sang phía Đông với các Quận 2, 9, Thủ Đức, tiếp đến là khu vực phía Bắc như Gò Vấp
IMG3110.JPG
Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - Phó Giám đốc, Trưởng bộ phận tiếp thị dự án nhà ở CBRE mang đến những thông tin, số liệu về thị trường bất động sản thời gian qua
IMG3254.JPG
Phiên tọa đàm tại hội thảo đi sâu vào những thảo luận trực tiếp của các chuyên gia đầu ngành và giải đáp câu hỏi từ phía khán giả
IMG3221.JPG
Ông Phạm Lâm - CEO DKRA Vietnam cho biết: Việc sụt giảm nguồn cung diễn ra trên toàn quốc chứ không chỉ gói gọn ở TP.HCM. Hiện nay, nguồn cung đang có dấu hiệu tăng trở lại với tín hiệu lạc quan. Các khu vực lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu bổ trợ nguồn cung rất lớn cho thị trường vùng TP.HCM. Bên cạnh đó, xu hướng nhà đầu tư dịch chuyển về vùng lân cận Sài Gòn để tìm kiếm cơ hội đã hình thành rõ nét trong những năm qua
IMG3216.JPG
Trước câu hỏi “Từ các câu chuyện phát triển hạ tầng, tiến trình đô thị hóa, dự án sân bay Long Thành,… yếu tố nào quan trọng nhất để phát triển BĐS TP.HCM?”, ông Phạm Lâm nhấn mạnh: “Quy hoạch phát triển hạ tầng kết nối và môi trường sống là hai yếu tố cực kì quan trọng tác động đến quyết định mua nhà của người dân, thúc đẩy thị trường BĐS lân cận TP.HCM ngày càng phát triển thuận lợi”
IMG3313.JPG
Ban tổ chức hội thảo “Cơ hội đầu tư bất động sản vùng lân cận TP.HCM năm 2020” tặng hoa cảm ơn các chuyên gia tham dự sự kiện